Chú thích Lý_Tòng_Bá

  1. Đệ tứ đẳng Huân chương Bảo quốc
  2. Trường Trung học Collège Cần Thơ về sau đổi tên thành trường Trung học Phan Thanh Giản.
  3. Cùng học khóa căn bản Thiết giáp với Thiếu úy Lý Tòng Bá, còn có các Thiếu úy có tên sau đây:
    Hoàng Xuân Lãm, Nguyễn Văn Toàn, Phan Hòa Hiệp, Trần Quang Khôi, Nguyễn Văn Tồn (Sinh năm 1923, tốt nghiệp khóa 3 Võ bị Đà Lạt. Sau cùng là Đại tá Tham mưu phó Bộ chỉ huy Thiết giáp Trung ương) và Nhan Nhật Chương (Tốt nghiệp khóa 6 Võ bị Đà Lạt. Sau cùng là Đại tá Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng An Xuyên).
  4. Cùng đi tu nghiệp khóa Thiết giáp cao cấp tại Pháp với Trung uý Lý Tòng Bá còn có các Đại úy Nguyễn Duy HinhLê Đức Đạt, các Trung úy Trần Quang Khôi, Phan Hòa HiệpThẩm Nghĩa Bôi (Sinh năm 1923 tại Hà Nội, tốt nghiệp khóa 5 Võ bị Đà Lạt. Chức vụ sau cùng: Đại tá Chỉ huy phó Bộ chỉ huy Thiết giáp Trung ương).
  5. Đại uý Kha Vãng Huy sinh năm 1921 tại Sài Gòn, tốt nghiệp khóa 1 Sĩ quan Thủ Đức. Sau cùng là Đại tá Trưởng phòng Bộ Chỉ huy Thiết giáp Trung ương.
  6. Thiếu tá Đỗ văn Diên tốt nghiệp khóa 5 Võ bị Đà Lạt. Năm 1965 giải ngũ ở cấp Đại tá.
  7. Thiếu tá Huỳnh Ngọc Diệp sinh năm 1928 tại Long An, tốt nghiệp khóa 3 Võ bị Đà Lạt. Sau cùng là Đại tá Tỉnh trưởng Phong Dinh.
    Trong Quân lực VNCH có 2 sĩ quan cùng cấp Đại tá mang họ và tên giống nhau. Ngoài vị sĩ quan Thiết giáp nói trên, vị còn lại là sĩ quan Bộ binh Huỳnh Ngọc Diệp (Sinh năm 1930 tại Gia Định, tốt nghiệp khóa 1 Sĩ quan Thủ Đức. Sau cùng là Đại tá Đổng lý Văn phòng Bộ Nội vụ).
  8. Trung tá Huỳnh Ngọc Diệp tái nhiệm lần thứ 2 chi huy Trung đoàn 1 Thiết giáp
  9. Đại tá Nguyễn Hữu Toán sinh năm 1930 tại Nam Định, tốt nghiệp Trường Sĩ quan Nam Định.
  10. Đại tá Trương Thắng Chức (dân tộc Nùng), sinh năm 1928 tại Hải Ninh, tốt nghiệp trường Võ bị Móng Cái.
  11. Đại tá Bùi Hữu Khiêm, tốt nghiệp khóa 3 trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức.
  12. Trung tá Phạm Hữu Nghĩa, tốt nghiệp khóa 10 trường Võ bị Liên quân Đà Lạt.
  13. Có nguồn dư luận cho rằng ngày 30 tháng 4, viên Chuẩn tướng Tư lệnh Sư đoàn "Tia chớp Nhiệt đới" (biệt danh của Sư đoàn 25 Bộ binh Việt Nam Cộng hòa) đã cải trang thành một nhà thầu dân sự xây dựng doanh trại để lẩn ra đường cái bắt xe khách trốn về Sài Gòn. Dù vậy, ông ta vẫn bị một nữ du kích Củ Chi bắt sống khi đang nép người dưới ruộng lúa.
    Sự thật thì bà Lê Thị Sương (nguyên Chính trị viên của Đội nữ du kích Củ Chi). Bà thường được gọi là "dì Năm Sương" hoặc "dì Năm du kích". Bà Sương sống trong một ngôi nhà cấp bốn nằm phía sau ngôi chợ nhỏ có tên gọi là chợ Lô Sáu (xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi, Tp Hồ Chí Minh) kể lại:
    - "Chúng ta chiến thắng bằng sức mạnh chính nghĩa, vì vậy ta phải ghi nhận lịch sử đúng và chính xác. Đúng là Lý Tòng Bá đã tháo chạy khỏi căn cứ trước áp lực quân sự của ta nhưng đích thân ông ta dẫn các sĩ quan thuộc quyền ra trình diện chứ không phải bị tôi bắt lúc lẩn trốn. Khi ra trình diện, ông ta vẫn mặc bộ quân phục nhưng đã tháo bỏ quân hàm. Khi tôi bàn giao ông ta cho bộ đội, ông ta vẫn mặc bộ đồ đó.
    Sáng sớm ngày 29 tháng 4, lực lượng Trung đoàn 48 của quân Giải phóng đánh vào sở chỉ huy của Chuẩn tướng Lý Tòng Bá. Lý Tòng Bá lệnh cho thuộc hạ phản công quyết liệt. Tuy nhiên, đến trưa, không chịu nổi sức mạnh áp đảo của quân Bắc Việt, Lý Tòng Bá cùng thuộc hạ bỏ chạy khỏi sở chỉ huy. Chiều cùng ngày, bà Năm Sương cùng đồng đội đã vào đến trung tâm huyện lị Củ Chi tiếp quản trụ sở hành chính của địch. Theo sự chỉ đạo từ trước, bà Năm Sương dùng xe Jeep tịch thu của chính quyền Việt Nam cộng hòa đi phát loa kêu gọi binh sĩ Việt Nam cộng hòa ra trình diện chính quyền cách mạng tại Rạp hát Củ Chi (nay là trụ sở Công an huyện Củ Chi).
    Khoảng 9 giờ sáng ngày 30 tháng 4, hàng trăm binh sĩ Việt Nam Cộng hòa vào rạp hát trình diện. Chiều cùng ngày, bà Năm Sương trưng dụng xe quân sự vừa tịch thu của địch chở hết số sĩ quan chỉ huy Sư đoàn 25 vào căn cứ Đồng Dù bàn giao cho Cục Chính trị Sư đoàn 320 của ta.
  14. “Chuyện nữ du kích bắt sống Chuẩn tướng Lý Tòng Bá”..